Ngày nay những chiếc smartphone đời mới hiện giờ đã có nhiều cải tiến đáng kể về khả năng chụp ảnh, từ cảm biến, thấu kính cho đến phần mềm trên máy. Một số smartphone có thể cho ra ảnh chất lượng tốt không hề thua kém gì máy ảnh ngắm chụp, và đương nhiên là đem theo điện thoại thì gọn và linh hoạt hơn một chiếc máy ảnh rồi.Hôm nay mình sẽ chia sẻ một số kinh nghiêm để anh em thảo luận và show hàng. 1.Am hiểu chiếc điện thoại của mình. Hiện nay có rất nhiều smartphone có cam chụp rất đẹp nhưng với mỗi dòng lại có giao diện chụp khác nhau ví dụ như dòng lumia có rất nhiều tùy chỉnh hiệu ứng khác nhau còn iphone thì rất đơn giản đưa lên và chụp thôi. Trước khi đưa điện thoại lên chụp bạn nên kiểm tra mặt camera có bám bụi hay dấu van tay không nếu có phải lau nhẹ bằng vải. 2.Tùy chỉnh thông số . EV (Độ phơi sáng) rất quan trọng khi chúng ta chụp ảnh. EV càng lớn, ánh sáng trong hình sẽ càng nhiều và hình cáng chói, ngược lại, khi giảm EV thì ánh sáng sẽ ít đi và bức hình của bạn cũng tối hơn.các bạn nên chú ý điều này Saturation (Độ bão hòa màu): thông số này càng cao thì ảnh càng đậm màu hơn, còn càng thấp thì ảnh nhạt màu hơn.Bạn có thể kiếm được chỗ tùy chỉnh các thông số này ở phần Settings của trình chụp ảnh trên smartphone. Đó có thể là biểu tượng hình bánh răng cưa, một số biểu tượng liên quan đến hình ảnh, nhấn nút menu để tiết lộ,... White balance (Cân bằng trắng): Thông số này dùng để điều chỉnh màu ánh sáng cho đúng với ánh sáng thật ngoài môi trường. Bạn không cần quan tâm cụ thể nó là gì, arc có nhiều chế độ cân bằng trắng, bạn cứ thử chuyển qua lại từng chế độ một để có được màu ánh sáng ưng ý nhất. Brightness (Độ sáng): tăng lên thì ảnh sáng hơn, giảm xuống thì ảnh tối đi. Rất đơn giản. Nhưng hãy coi chừng khi tăng quá sáng thì ảnh bị mất chi tiết, còn mặt người dễ bị bệt lắm nhé.ISO: đây là độ nhạy sáng của cảm biến. ISO càng cao thì ảnh càng sáng, giảm được hiện tượng rung tay vì tốc độ chụp sẽ nhanh hơn. Tuy nhiên, ISO cao có tác hại là làm ảnh noise. 3. Dùng toàn bộ khung hình Kỹ thuật cơ bản nhất của nhiếp ảnh là dùng toàn bộ khung hình để chụp. Khá nhiều người tập trung vào một đối tượng cụ thể mà quên phần còn lại của khung cảnh. Đôi khi, chính sự hòa hợp hay tương phản giữa đối tượng với khung cảnh mới tạo nên sự đặc sắc cho bức ảnh. 4. Lấy sáng đối tượng Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng ảnh chụp, nhất là với các bức ảnh chụp từ điện thoại di động. Bạn không chỉ quan tâm tới chất lượng ánh sáng mà bạn còn phải để ý xem bố cục ánh sáng như thế nào để có bức hình phù hợp. Vẻ đẹp của 1 tấm ảnh từ điện thoại di động chính là sự đơn giản, điều đó đồng nghĩa với việc bạn cần giúp chọn ánh sáng cho khung cảnh bạn muốn chụp. Đặc biệt với những chiếc điện thoại có độ phân giải thấp cần chú ý đến góc cạnh và độ mạnh của ánh sáng nhất là khi đang ở ngoài trời. Với những điện thoại có độ phân giải lớn hơn, nên chọn những chế độ thích hợp với mỗi loại ánh sáng khác nhau như hoàng hôn, bóng râm, đèn trong nhà và ngoài trời, chụp ảnh qua cửa sổ từ 1 chiếc xe đang chạy trên đường vào 1 buổi chiều… 5. Lại gần đối tượng Tất cả chúng ta đều biết rằng zoom kĩ thuật số sẽ giúp tiếp cận được những thứ ở xa rõ hơn. Nhưng với điện thoại di động tốt hơn là nên lại cận cảnh thay vì sử dụng chế độ này vì độ phân giải của tấm ảnh chụp bằng điện thoại di động không cao như máy chụp hình thông thường. Đặc biệt là khi chụp hình chân dung, hãy tiến lại gần đến mức có thể để những chi tiết cá nhân độc đáo nhất được thể hiện 1 cách rõ nhất. Tuy nhiên không nên lại quá gần , bạn sẽ không lấy được hậu cảnh của đối tượng. 6. Nắm rõ nguyên tắc một phần ba. Chủ thể nằm chính giữa khung hình thường lôi cuốn sự chú ý nhưng làm cho bức hình thiếu chiều sâu. Do đó, muốn bức ảnh có sức cuốn hút bạn phải dịch chuyển chủ thể sang bên một cách tinh tế. Khung hình được chia làm 9 phần đều nhau bởi 2 đường ngang và 2 cột dọc. Sau đó đặt chủ thể hoặc điểm cần nhấn vào một trong 4 giao điểm của các đường này, cách đó sẽ dễ dàng hướng ánh mắt người xem vào chủ đề và tạo một bố cục cân đối hơn. Ngoài ra các bạn nên tham khảo thêm 1 số nguyên tắc sau : + Đường chân trời ở 1/3 hoặc 2/3 chiều cao bức ảnh.+ Mỗi khuôn hình chỉ có một điểm mạnh, điểm này không đặt giữa ảnh mà phải ở toạ độ 1/3 rộng x 1/3 cao.+ Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào trong bức ảnh.+ Tận dụng nét lượn chữ S nếu có trong bối cảnh. 7. Hạn chế rung khi cầm điện thoại. Do chiếc điện thoại của chúng ta rất nhẹ nên khi chụp chúng ta nên cầm bằng 2 tay. ống kinh của điện thoại rất nhỏ nên rất nhạy cảm khi chúng ta rung tay.khi chúng ta nhấn nút chụp hãy cố gắng giữ càn ổn định càng tốt.Trong điều kiện ánh sáng yếu tốc độ chớp sáng của máy ảnh sẽ cao hơn bức ảnh sẽ dễ bị nhòe. 8.Xác định vị trí và tìm những khoảnh khắc tự nhiên. Với sự cơ động của chiếc điện thoại.Khi chúng ta chụp những khoảnh khắc càng tự nhiên bức ảnh càng cho chúng ta cảm giác chân thật nhất. 9. Luôn nhìn đối tượng bằng mắt thật Dùng mắt của mình quan sát khung cảnh trước, phải cảm nhận được cái đẹp và dùng máy để ghi lại cái đẹp đó. Khi chụp hình ai, cố gắng để máy chụp hình ngang với mắt của người đó, để khai thác hết cái nhìn và nụ cười của họ. Đặc biệt, khi chụp trẻ con, nhớ khum người xuống cho ngang ngang với chiều cao của trẻ. Không nhất thiết phải bắt đối tượng nhìn chằm chằm vào máy ảnh, hãy quan sát và bắt cái khoảng khắc cảm xúc nhất của đối tượng. 10.Xử lí ảnh hậu kì Trên máy tính, người ta chụp xong hay về "Photoshop" lại, vậy tại sao với smartphone thì lại không? Thậm chí còn tiện hơn đấy chứ vì ta có thể làm mọi việc ngay trên chiếc điện thoại nhỏ gọn của mình. HTC, Sony và Apple (tất nhiên có vài hãng khác nữa) có tích hợp trình chỉnh sửa ảnh đơn giản trên điện thoại của mình. Hãy thử dùng nó để chỉnh những thứ đơn giản cho bức hình của bạn. Còn nếu không có? Đừng lo, ta vẫn còn cả một thế giới ứng dụng rộng lớn cơ mà. Hãy lên kho ứng dụng tương ứng với hệ điều hành bạn đang dùng rồi tìm kiếm với từ khóa "Photo Editor" là sẽ có ngay. Bật mí: Photoshop có phiên bản nhỏ gọn và dễ dùng mang tên Photoshop Express cho Android và iOS. Instagram cũng là một phần mềm hay mà bạn nên tham khảo. Hôm nay mình chỉ chia sẻ những cái cơ bản và một chút kinh nghiệm sắp tới sẽ có những chủ đề cụ thể về chụp ảnh bằng điện thoại cách xử lý cân chỉnh nguồn sáng hậu ky...chi tiết hơn cho anh em không chỉ đam mê selfie.
Đọc xong.Tích lũy thêm được chút kinh nghiệm, cám ơn nhiều. Gửi từ SM-N910T của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
e nghĩ cái số 3 ấy, nên chụp 4:3 vì góc rộng hơn chụp đc nhiều thứ hơn về crop chỉnh sửa cũng dễ ấy, chụp 69 à nhầm 169 thì chụp landscape là chuẩn bài với còn tùy mặc định sensor máy là 4:3 hay 16:9 mà đặt tỷ lệ lời khuyên vàng ngọc là: auto quá tốt rồi, bật cả hdr lên nữa là ổn, không nên học đòi ngồi chỉnh tay làm gì =.= vì thường chỉnh xong ra ảnh xấu hơn lúc m nghĩ ý tưởng nhiều lắm
Thank bác đã góp ý hôm đấy quên cũng không nói tới tỷ lệ cụ thể và cái chế độ HDR vào. Nhiều khi mắt mình nhìn cảnh rõ đẹp mà không hiểu sao chụp xong nhìn cái ảnh không muốn ngửi nữa.
tay mình, mắt mình nhưng ảnh của người ta ) 1 thời bán điện thoại để lấy dslr sau 3 tháng không đủ kiên nhẫn dù đã rất cố gắng nghiên cứu rút ra kết luận không nên đua đòi ) auto khổng phải xấu, chỉnh tay không phải là đỉnh cao