Còn tiền... vợ nói líu lo, Hết tiền thì... vợ hét, "ho" suốt ngày ! Còn tiền... vợ hiền như nai, Hết tiền... vợ mắng như nài quản voi ! Còn tiền... nhỏ nhẹ, hẳn hoi, Hết tiền... vợ réo như còi hỏa xa ! Còn tiền thì... vợ hiền hòa, Hết tiền... vợ dữ như là chằn tinh ! Còn tiền... vợ gọi: "Anh... anh", Hết tiền... vợ gắt như chanh không đường ! Còn tiền... tình thương... mến thương, Hết tiền... vợ đạp rớt giường như chơi !!!------------------------------------------------------------------ Read more: http://www.goctraitim.vn/2013/10/nhung-bai-tho-che-hai-huoc-ve-con-gai.html#ixzz30ubEKi00
Thượng đế sinh chi lắm các bà Gieo rắc kinh hoàn đến chúng ta…… Con gái bây giờ khó mà ưa Móng tay xanh, tím, quá dư thừa Tóc vàng môi đỏ, lông mi giả Guốc cao áo ngắn hở bụng mà Hai tai thì đục ba bốn lỗ Lỗ rốn cũng đem cấm dây đồng Nói chuyện tưởng chừng như pháo nổ Con gái bây giờ … Có như không! Read more: http://www.goctraitim.vn/2013/10/nhung-bai-tho-che-hai-huoc-ve-con-gai.html#ixzz30ubHBUOX
Đề 1: Một bạn học sinh lớp 9 PTCS T.A, Huế đã viết như sau: "Kiều là 1 người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi, chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng." Đề 2: "Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều". Một bạn lớp 11 PTTH Cái bè, đã viết: "... Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công "Vương Thúy Kiều" hay còn gọi là "Đoạn Trường Thất Thanh". Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm "thất điên bác đảo" cả giới "hậu bối" chúng ta ..." Đề 3: "Em hãy tường thuật lại diễn biến chiến dịch Điện biên phủ". Bài làm của 1 học sinh lớp 9 trường PTCS cấp 2: ".... Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thằng cha phe nó ghê hết sức.... Kết quả: Sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16,200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm)" Đề 4: "Trong các tác phẩm em đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất ? Vì sao ? Hãy chứng minh ?" Bài làm của bạn NAT, lớp 10B PTTH, đã viết: " Trong kho tàng văn học VN, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa.... Trong các tác phẩm đó em thích nhất là tác phẩm "Tắt đèn" của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó..." Đề 5: "Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích "Những nỗi lòng tê tái"." Bài làm của bạn NCT, lớp 10A PTTH Phú nhuận, có đoạn đã viết: "Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng". Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại, làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nổi...." Đề 6: "Em hãy cho biet sự bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, hãy chứng minh ? Một bạn tên Hoài Nhân, lớp 9 PTCS viết: "Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy. Ngày nay, quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8/3 làm quốc khánh phụ nữ.." Đề 7: "Sau khi đọc tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ gì về nhân vật chị Dậu ?" Bài làm của bạn NHT lớp 10B, viết: " Sau khi chiêu xong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ như sau: Chị Dậu là một nàng con gái có bộ lòng yêu chồng, thương con cực đại. Nàng ta rất chi dũng cảm, không sợ roi vọt. Chẳng hạn, khi thấy chồng bị đánh đập , nàng hùng dũng chưởng lại bằng mấy cú ca-ra-tê hết sức đẹp mắt..." Đề 8: "Trong bài Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến?" Một bạn nam đã viết: Đoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của cha ông ta: "Đánh 1 trận giặc không kinh ngạc, Đánh 2 trận tan tác quân ta" Đề 9: "Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính VN qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ" (điển hình như bài thơ Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân) Trong bài viết của 1 bạn lớp 12A3 PTTH Phụng Hiệp, CL có đoạn: "người lính của Lê Anh Xuân là một nét đẹp trong muôn vàn cái đẹp của người lính. Tuy đã gục ngã, nhưng anh cố bò mà ngồi dậy... Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất, Anh xỉu rồi anh giải phóng quân ơi, Nhưng anh gượng ngồi trên xác trực thăng và chết đứng trong khi đang đứng bắn" Bài làm của 1 bạn lớp 12 ở Bến tre, viết: "...Trên đường băng Tân Sơn Nhất, 1 anh giải phóng tự nhiên nằm đó. Một chị đi ngang thấy anh tự nhien nằm nên lại rờ vào mình anh và lắc lắc mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết... Anh giải phóng quân mất đi trong mình không có 1 thứ giấy tờ, một tấm ảnh nào, kể cả giấy chứng minh nhân dân cũng không có..." Đề 10: "Em hãy cho biết ý nghĩa của câu thơ "Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm". "Theo em nghĩ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học VN đã chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành thực phẩm. Còn nếu đi sâu vào ý nghĩa của câu thơ này, chúng ta phải thấy ngay là đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghĩ thì tác giả muốn đề cập tới các mỏ đá quí của đất nước ta. Vì chỉ có đào mỏ lấy đá quí thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm ăn mà thôi. Và chẳng những đào được đá quý có cơm ăn mà còn dư tiền mua mấy trăm gram thịt xào lên làm món mặn và có một tô canh nóng hổi nữa." Đề 11: "Hãy tả chiếc bồ nhà em". - Nhà em ít thóc nên không có bồ. Thóc nhà em đựng ở thúng, cót. Tuy nhiên, em có nghe bác Thạch, bạn bố em nói, bố em có bồ, nhưng không mang về nhà. Em có gặng hỏi, bố em chỉ nói: Con còn bé quá, sau này sẽ biết. Em cứ nghĩ: Bồ đựng thóc thì sao lại để nơi khác. Bác Thạch có nói, bồ của bố em dễ thương lắm, đáng yêu lắm. Bác ý bảo bồ của bố em dài, chân cao, miệng nhỏ, trông cũng nhỏ nhắn. Và thế là em hiểu, bố em có thóc, và ông ta để riêng một chỗ. Tuy nhiên em mong bồ của bố em phải to cơ, mà bố phải mang bồ về nhà cơ. Nhưng tại sao khi nói ý muốn này cho mẹ em, thì mẹ em nói, nếu bố em mang bồ về nhà, mẹ em sẽ chọc tiết. Em chẳng hiểu gì cả. Chả nhẽ bồ thóc lại là một loại động vật à? Em rất muốn nhìn thấy bồ. Và khi đó em sẽ tả chiếc bồ thật hay, thật xúc tích. Được rồi, nếu không, em sẽ gom tiền, tự kiếm bồ cho mình. Và có lẽ phải thế cô ạ!!! Đề 12: Em hãy ghi lại sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm của văn sĩ Hộ trong tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao. Văn Sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn Sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc trong đội hình đội tuyển Sông Lam - Nghệ An. Đặc biệt là người anh cả Văn Sĩ Hùng- người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển Việt Nam tại Seagames 19 và Tiger Cup 98... Thử hỏi con người "tài không cao, phận thấp, chí khí uất" sống trong một gia đình toàn những người nổi tiếng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm - không "Đời thừa" sao được Đề 13: Em hãy phân tích tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân. ”Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ.” Đề 14: “Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu” - là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ. Xin trích nguyên văn từ bài làm của học sinh: - Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa… Tính tình cụ già rất là bực bội… Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi. - Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân. - Bà cụ ngoài 40 tuổi. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu. - Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cái hố. - Khuôn mặt ông bầu bĩnh; đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đi của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mảnh liệt. - Ông của em dài thì bằng 1 mét và không mập.
ừ ngày xe máy kín đường Xem chừng ô nhiễm môi trường gia tăng Không gian nhuốm nặng mùi xăng Bụi đường quấn quýt tung tăng theo người. Cho nên… “tội nghiệp” em tôi Đi đâu là bịt kín môi, má, hàm…! Chỉ còn đôi mắt… chứa chan… Là nàng không nỡ bắt… giam – còn nhìn! Tưởng rằng chỉ có mình em Đâu ngờ phái đẹp… che rèm cũng đông Trời ơi, có hại nhau không Phố phường khô khốc, hồ, sông… ngẩn buồn! Lam Điền (Báo Văn Nghệ)
Tôi yêu em Tôi yêu em đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai, Nhưng không để em bận lòng thêm nữa Hay hồn em phải gợn bóng u hoài Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng, Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm Cầu em được người tình như tôi đã yêu em Read more: http://www.goctraitim.vn/2014/01/tuyen-tap-tho-tinh-yeu-lang-mang-y-nghia.html#ixzz30ubOXWQL
Hạnh phúc giản đơn Anh vẫn thế, Vẫn ân cần và hiền từ như vậy Vẫn quan tâm và lo lắng cho em Em vẫn nhớ Những buổi chiều khi hoàng hôn gần tắt Anh dắt tay em dưới những gốc phượng già Anh kể em nghe về những điều mới lạ Đặt lên môi em những nụ cười rạng rỡ Đặt vào tim em hạnh phúc tuyệt vời! Và em biết cuộc sống giờ vất vả Không còn rảnh rỗi để đưa em đi chơi Không còn những phút riêng tư của hai đứa không còn nhiều những giây phút vui đùa Có đôi lúc em chạnh lòng nghĩ ngợi Có phải lấy nhau rồi sẽ khác hẳn lúc xưa Rồi em gặng hỏi anh còn yêu em không Thật ngớ ngẩn nhưng vẫn thích hỏi vậy Vẫn thích nghe thật nhiều điều anh nói Rằng yêu em, yêu em, yêu mãi em thôi Em lại cười hồn nhiên như đứa trẻ Em ước gì cứ mãi được anh yêu! Chỉ cần anh một chút quan tâm Và cần anh một chút gì lo lắng Để em thấy mình vẫn mãi được yêu! Mặc cho cuộc sống có muôn điều vất vả Thì em vẫn tin chẳng khó để vượt qua Em vẫn mong mỗi bình minh thức giấc Được thấy anh hạnh phúc của em Và thấy các con quây quần bên bố mẹ Ngôi nhà nhỏ đầy ắp tiếng cười Mong ước của em chỉ cần có vậy Một hạnh phúc thật sự mà cũng thật giản đơn! Read more: http://www.goctraitim.vn/2014/01/tuyen-tap-tho-tinh-yeu-lang-mang-y-nghia.html#ixzz30ubT7MnK
Lại là anh Là tại anh đã đánh mất tình em Đã giết đi cuộc tình vừa chớm nở Để giờ đây khóc cho tình dang dở Để nghẹn ngào tiếc nuối những ngày qua. Bức tường nào ngăn cách giữa hai ta Chẳng có đâu em, là tại anh hết đó Để giờ đây chuyện tình tựa là gió Đã qua rồi chẳng giữ lại được đâu Để bây giờ mình mãi cách xa nhau Anh mới nhớ, mới thương và tiếc nuối Thì thôi đành để một lần sau cuối Nhớ về người anh ghép chữ thành thơ. Hãy coi chuyện chúng mình tựa giấc mơ Hãy mỉm cười khi đã là dĩ vãng Và hướng về một ngày mai tươi sáng Chuyện chúng mình đừng vương vấn làm chi. Giọt lệ nào đọng dưới những hàng mi Có phải chăng là giọt tình đau khổ Tình càng sầu, càng mang nhiều trắc trở Càng trân trọng hạnh phúc phải không em? Hãy kiên trì, rồi có lúc sẽ quên Anh nguyện cầu em suốt đời hạnh phúc Chuyện chúng mình rồi sẽ thành kí ức Làm một phần cuộc sống của riêng anh. Read more: http://www.goctraitim.vn/2014/01/tuyen-tap-tho-tinh-yeu-lang-mang-y-nghia.html#ixzz30ubWDj84
Phích nước là một đồ vật thông dụng dùng để đựng nước nóng. Phích có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau . Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít , loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Phích có thể giữ nước ở nhiệt độ từ 80 đến 90 độ trong khoảng một ngày…… Phích nước (hay bình thuỷ) được phat minh bởi nhà bác hoc Duwur. Ông đã cải tiến chiếc máy dùng để đo nhiệt lượng của một vật nên được gọi là nhiệt lượng kế, vì chiếc máy của Newton cồng kềnh, nhiều bộ phận nên bảo quản và làm vệ sinh khó khăn trong điều kiện phòng thí nghiệm. Để thực nghiệm chính xác, yêu cầu của nhiệt lượng kế là cách ly tối đa giứa nhiệt độ bên trong bính và môi trường bên ngoài. Từ đó, ngừoi ta chế tạo thành loại bình có khả năng cách ly nhiệt, dùng cho giử nước nóng hay nước đá (kem). Cấu tạo ngoài gồm : Vỏ , quai xách , nắp , thân và đáy .Vỏ phích thương được làm bằng nhôm , nhựa hoặc sắt tráng men in hoa hay hình chim, hình thú rất đẹp. Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển. Nắp phích bằng nhôm, nhựa, nút đậy ruột phích bằng gổ xốp để chống mất nhiệt do đối lưu. Cấu tạo trong gồm : Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Ngoài ra, bên thành trong của 2 lóp nầy còn được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài (tráng ở thành trong để không bị trầy lúc co xát cũng như không làm ảnh hưởng nước đựng bên trong).Vì là thủy tinh nên rất mỏng và dễ bể, chính vì vậy mà ta cần tới lớp vỏ để bảo vệ. Ruột phích là phần quan trọng nhất nên khi mua phích cần lựa chọn thật kĩ. Mang ra chỗ sáng, mở nắp phích ra, nhìn từ trên miệng xuống đáy thấy có điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì van hút khí càng tốt, sẽ giữ được nhiệt độ lâu hơn. Áp miệng phích vào tai nghe có tiếng O O là tốt. Tháo đáy phích xem núm thuỷ ngân có còn nguyên vẹn hay không. Tuy nhiên, ruột phích truyền nhiệt kém, sự thay đổi nhiệt đột ngột như đổ nhanh nứoc nóng vào khi bình đang nguội lạnh, hay đổ nước lạnh vào khi bình đang nóng, đều có thể làm cho bình bị nổ. Từ đó ta nên bảo quản bằng cách : - Bình mới mua về, sau khi rửa sạch, để ráo nước mới châm nước nóng vào, khi châm lần đầu hay với một bình đã lâu không sử dụng phải châm từ từ, tốt nhất là chỉ châm một ít, đậy nắp lại, vài phút sau mới châm tiếp. - Sáng sáng, đổ hết nước cũ ra, tráng qua cho sạch hết cặn còn đọng lại trong lòng phích tồi mới rót nước sôi vào, đậy nắp thật chặt. Hay ta có thể đổ vào trong phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch thì chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết. - Nên để phích xa tầm tay trẻ nhỏ để tránh gây nguy hiểm. - Muốn phích giữ được nước sôi lâu hơn, ta không nên rót đầy, chừa một khoảng trống giữa nước sôi và nút phích để cách nhiệt vì hệ số truyện nhiệt của nước lớn hơn không khí gần 4 lần. Cho nên nếu rót đầy nước sôi, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nước nhờ môi giới của nước. Nếu có một khoảng trống không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn. - Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, giảm khả nang7 bảo vệ bình thì cần thay vỏ mới để an toàn người sử dụng. Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà.
Đơn côi Hoàng hôn xuống cho lòng em buồn thẳm Hạnh phúc nào sao mãi vẫn xa xăm Gió vẫn thổi vào hồn em lạnh buốt Mưa tâm hồn làm lệ mãi tuôn rơi Em vẫn biết cuộc đời là bể khổ Mải mê tìm tia hạnh phúc mong manh Đường em đi không biết anh có đợi? Nắm tay em đi tới cuối con đường! Có thể em không cùng anh chung bước Nhưng xin đừng quên hết kỷ niệm xưa Vì em biết trong dòng đời tấp nập Vẫn rất cần hơi ấm một bàn tay Lá vẫn bay trong buổi chiều gió lộng Lướt mắt tìm trong khoảng trống hư không Em mong lắm nụ cười anh ở đó Cho tâm hồn em vơi bớt đơn côi. Read more: http://www.goctraitim.vn/2014/01/tuyen-tap-tho-tinh-yeu-lang-mang-y-nghia.html#ixzz30ubYtn3M
Ngày gặp em Ngày gặp em anh thấy mình may mắn Ngọn lửa tình đã rực cháy trong anh Sau bao ngày trái tim anh muội lạnh Em đến bên đời thắp lại lửa tình anh. Mùa thu ấy nắng trải dài trên lá Dáng em hiền trong tà áo thiết tha Môi em cười và ánh mắt kiêu xa Cho lòng anh thao thức mỗi đêm về. Ngày bên em anh hạnh phúc tràn trề Xua đi bao nỗi buồn phiền ngự trị Và anh biết có một điều chân lý Tình yêu anh tựa vạn lý trường thành. Nguyện yêu em bằng tất cả chân thành Không thề hẹn nhưng chẳng hề lừa dối Luôn bên em mỗi khi lòng bối rối Nụ cười nào mãn nguyện nở trên môi. Anh vẫn mơ về hạnh phúc xa xôi Như cánh chim xa mơ về tổ ấm Như dòng sông mơ về nơi biển cả Mang theo tấm lòng mãnh liệt bao la. Nhưng sao giờ em lỡ vội chia xa Khi tình mình đang ngọt ngào đằm thắm Khi con tim đang sống trong say đắm Lỡ để thuyền tình chìm đắm dưới đại dương. Read more: http://www.goctraitim.vn/2014/01/tuyen-tap-tho-tinh-yeu-lang-mang-y-nghia.html#ixzz30ubbvBjy
Nhiều người có máu thi caNghe họ nói chuyện, quả là rất lâu;Chỉ chờ lúc họ ngắt câu,Lịch sự xin phép, nháy nhau mà chuồn !
Gửi anh, ngọn gió yêu thương Nếu anh là gió, em ước được là hạt cát Gió đi đâu cuốn mang ôm cát theo bên mình Nếu em là cát, rồi nếu anh là ngọn gió Gió có bằng lòng ôm lấy tình em? Rất lâu rồi, em nghĩ về anh như mặc định Rằng cuộc sống em sinh ra để chờ như thế... Em nhớ anh, giống mầm xanh chờ một tia nắng Chiếu sáng hồn em, chào một ngày nên thơ… Trời có mưa, có lạnh và có cô đơn Em vẫn hướng về một nơi duy nhất Nơi một người tưởng như rất lớn Một người, em đã nghĩ chẳng bao giờ chạm được vào cảm giác yêu thương… Giống như em, anh cũng từng yêu chân thành và tha thiết Cũng hạnh phúc, cũng cách xa và cũng tổn thương Em chỉ lo tình yêu mình không đủ lớn Ôm ấp niềm tin và vỗ về êm dịu trái tim đau… Rồi một ngày, chính chúng ta lại cách xa nhau Em sẽ nuôi lớn những hạt mong chờ trong khu vườn hy vọng Tưới nước, xới đất và thêm những tin yêu Em sẽ chờ… Rất lâu… Có thể là cả một đời… Khu vườn em, sẽ luôn ấm áp chờ một người quay lại Hãy đi và tìm lấy những hạnh phúc của riêng anh Của một nửa trái tim em đánh mất… Của ước mơ, của nhựa sống tâm hồn… Cho em gửi cả tình yêu vào gió, đến bên anh, tình yêu trong em! Read more: http://www.goctraitim.vn/2014/01/tuyen-tap-tho-tinh-yeu-lang-mang-y-nghia.html#ixzz30ubfsjX4
Phích nước là một đồ vật thông dụng dùng để đựng nước nóng. Phích có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau . Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít , loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Phích có thể giữ nước ở nhiệt độ từ 80 đến 90 độ trong khoảng một ngày…… Phích nước (hay bình thuỷ) được phat minh bởi nhà bác hoc Duwur. Ông đã cải tiến chiếc máy dùng để đo nhiệt lượng của một vật nên được gọi là nhiệt lượng kế, vì chiếc máy của Newton cồng kềnh, nhiều bộ phận nên bảo quản và làm vệ sinh khó khăn trong điều kiện phòng thí nghiệm. Để thực nghiệm chính xác, yêu cầu của nhiệt lượng kế là cách ly tối đa giứa nhiệt độ bên trong bính và môi trường bên ngoài. Từ đó, ngừoi ta chế tạo thành loại bình có khả năng cách ly nhiệt, dùng cho giử nước nóng hay nước đá (kem). Cấu tạo ngoài gồm : Vỏ , quai xách , nắp , thân và đáy .Vỏ phích thương được làm bằng nhôm , nhựa hoặc sắt tráng men in hoa hay hình chim, hình thú rất đẹp. Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển. Nắp phích bằng nhôm, nhựa, nút đậy ruột phích bằng gổ xốp để chống mất nhiệt do đối lưu. Cấu tạo trong gồm : Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Ngoài ra, bên thành trong của 2 lóp nầy còn được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài (tráng ở thành trong để không bị trầy lúc co xát cũng như không làm ảnh hưởng nước đựng bên trong).Vì là thủy tinh nên rất mỏng và dễ bể, chính vì vậy mà ta cần tới lớp vỏ để bảo vệ. Ruột phích là phần quan trọng nhất nên khi mua phích cần lựa chọn thật kĩ. Mang ra chỗ sáng, mở nắp phích ra, nhìn từ trên miệng xuống đáy thấy có điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì van hút khí càng tốt, sẽ giữ được nhiệt độ lâu hơn. Áp miệng phích vào tai nghe có tiếng O O là tốt. Tháo đáy phích xem núm thuỷ ngân có còn nguyên vẹn hay không. Tuy nhiên, ruột phích truyền nhiệt kém, sự thay đổi nhiệt đột ngột như đổ nhanh nứoc nóng vào khi bình đang nguội lạnh, hay đổ nước lạnh vào khi bình đang nóng, đều có thể làm cho bình bị nổ. Từ đó ta nên bảo quản bằng cách : - Bình mới mua về, sau khi rửa sạch, để ráo nước mới châm nước nóng vào, khi châm lần đầu hay với một bình đã lâu không sử dụng phải châm từ từ, tốt nhất là chỉ châm một ít, đậy nắp lại, vài phút sau mới châm tiếp. - Sáng sáng, đổ hết nước cũ ra, tráng qua cho sạch hết cặn còn đọng lại trong lòng phích tồi mới rót nước sôi vào, đậy nắp thật chặt. Hay ta có thể đổ vào trong phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch thì chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết. - Nên để phích xa tầm tay trẻ nhỏ để tránh gây nguy hiểm. - Muốn phích giữ được nước sôi lâu hơn, ta không nên rót đầy, chừa một khoảng trống giữa nước sôi và nút phích để cách nhiệt vì hệ số truyện nhiệt của nước lớn hơn không khí gần 4 lần. Cho nên nếu rót đầy nước sôi, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nước nhờ môi giới của nước. Nếu có một khoảng trống không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn. - Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, giảm khả nang7 bảo vệ bình thì cần thay vỏ mới để an toàn người sử dụng. Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà.